Viết về các lễ hội tại Việt Nam

Về các lễ hội ở huyện Thọ Xuân cũng có khá nhiều bài viết của các cá nhân, cơ quan văn hóa đăng trên các trang báo điện tử nhưng hết sức sơ lược, ngắn gọn như:

Lễ hội Lê Hoàn có các bài viết như: Đỗ Phương Thảo với “Lễ hội Lê Hoàn và huyền thoại về ông vua trọng nông” (kinhtenongthon.com.vn); tác giả hoabovai với “Lễ hội Lê Hoàn – âm vang tiếng gọi cội nguồn” (tuoitrethanhhoa.com); hay “Lễ Hội Lê Hoàn ở Thanh Hoá” (slpc.wordpress.com);…

Viết về lễ hội Lam Kinh có: Đỗ Như Chung vớiLễ hội Lam Kinh từ lễ hội cung đình đến lễ hội dân gian”; Thiên Lam vớiLễ hội Lam Kinh mang đậm nét văn hoá thời Lê” (tin247.com);…

Lễ hội Xuân Phả cũng có những bài viết như: “Trò Xuân Phả những điệu múa mặt nạ dị kỳ” (viettems.com)củaHuy Thông (2009); “Lễ hội Làng Xuân Phả”(2008), (thanhhoafc.net/forum/showthread.php?t=4700); “Phục dựng lễ hội Xuân Phả/Video” (viettems.com)của Bùi Quang Thắng (2010);…

Tuy nhiên, những bài viết này chỉ tiến hành mô tả khái quát lại các lễ hội, mà không đi sâu vào phân tích những ý nghĩa, vai trò của từng lễ hội, không đánh giá tiềm năng du lịch của từng lễ hội ở mỗi địa phương. Mặc dù vậy, đây cũng là những nguồn tài liệu thamkhảo quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này.

Khi nhắc đến lễ hội ở huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa người ta chỉ biết đến một số lễ hội mang tầm quốc gia như Lễ hội Lam Kinh mà không biết đến những lễ hộikhácnhư: Lễ hội Lê Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả,… là những lễ hội cũng có nhiều giá trị đang được bảo tồn và có thể phát triển du lịch.Do đó, khóa luận hoàn thành là nguồn tài liệu góp phần giới thiệu rộng rãi với mọi người những giá trị văn hóa mà các lễ hội tại huyện Thọ Xuân hiện đang lưu truyền.

Là người con của địa phương, việc tìm hiểu về đặc điểm và thực trạng hoạt động của các lễ hội tại huyệnThọ Xuân – Thanh Hóa, giúpbản thân tác giả hiểu rõ hơn về các lễ hội truyền thống văn hóa trên mảnh đất quê hương mình.

 

Share This
COMMENTS
Comments are closed