Xu hướng phát triển du lịch đền chùa ở Hà Nội

Đã có thời kỳ người ta cho rằng kéo theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự “biến mất” của tín ngưỡng và tôn giáo. Nhưng, thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Khi kinh tế càng phát triển, thì nhu cầu về đời sống tâm linh,nhucầu sinh hoạt tín ngưỡng càng được coitrọng.Không gian sống là không gian tâm linh: Trong nhà có bàn thờ, quanh năm cúng giỗ ông bà cha mẹ …các bậc tiền bối vẫn hiện hữu trong đời sống gia đình, sáng chiều có tiếng chuông báo thức, báo ngủ, quanh năm có tế lễ, việc họ, việc làng, lễ hội…Con người hằng ngày không có cảm giác thiếu sinh hoạt tâm linh.Kinh tế phát triển tỷ lệ thuận với nhu cầu đời sống tâm linh.

Nhờ sự phát triển của kinh tế, ngày nay, văn hóa truyền thống (đặc biệt là văn hóa tâm linh) đang được coi trọng, củng cố. Đây là xu hướng chung ở nhiều nước chứ không riêng ở Việt Nam. Có thể khẳng định điều này khi tham khảo cách duy trì văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa tín ngưỡng của người Nhật Bản. Người Nhật rất hiện đại nhưng cũng rất cẩn thận lưu giữ các di tích và điều này vô cùng quan trọng đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ, hướng cộng đồng dân cư xích lại gần nhau hơn.

Hiện nay có ý kiến rằng lối sống của người Việt Nam đang bị phá vỡ, bon chen, nhốn nháo…Vì thế, những nơi tâm linh là nơi đọng lại tâm hồn con người, giúp con người hướng thiện, sống tốt đẹp hơn.

Xã hội hiện đại cần có những hạt nhân tinh thần chi phối đời sống con người, đời sống tâm linh. Bởi vậy tưởng như đời sống tâm linh, cơ sở tôn giáo bị mai một nhưng nay đã không bị dẹp bỏ mà còn phát triển hơn.

Share This
COMMENTS
Comments are closed