Về miền sông nước Đồng Tháp

        Nguồn tài nguyên nước ở tỉnh Đồng Tháp cũng như ở ĐBSCL tuy rất phong phú nhưng lại phân bố không đều theo không gian và thời gian.

. Nước mặt

Đồng Tháp có nguồn nước mặt khá dồi dào, quanh năm không bị nhiễm mặn. Tuy nhiên một số nơi thuộc vùng sâu Đồng Tháp bị ảnh hưởng bởi nước phèn vào đầu mùa mưa.

Sông Tiền có lưu lượng bình quân 11.500 m3/s, lớn nhất 41.504 m3/s, nhỏ nhất 2.000 m3/s. Ngoài sông Tiền và sông Hậu, còn có 2 nhánh sông nhỏ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt vùng phía Bắc tỉnh, đó là: sông Tàpek, sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền và Hồng Ngự.

Từ năm 1976 đến nay, do hệ thống thủy lợi của tỉnh phát triển khá mạnh đã vươn sâu vào nội đồng Đồng Tháp Mười làm cho phèn bị rửa trôi và pha loãng nên diện tích đất bị nhiễm phèn ngày càng thu hẹp và hiệu quả khai thác đất phèn ngày càng được nâng cao.

Nước ngầm

Căn cứ vào đặc điểm địa chất thủy văn có thể phân chia các đơn vị chứa nước theo thứ tự đặc điểm từ trên xuống dưới như sau:

– Tầng chứa nước thứ I:nghèo nước, chất lượng nước xấu, loại hình nước sulfat – canxi – magie, không đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt. Tầng chứa nước này có tổng diệntích khoảng 1.036 km2(chiếm 30% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), nằm ở độ sâu từ 35 – 50 m, có xu hướng chìm dần theo hướng Bắc Nam và Tây Bắc – Đông Nam.

– Tầng chứa nước thứ II:Chất lượng nước không đều, tổng khoáng hóa từ 0,5 – 2,7g/L, có mức độ nước và khả năng tưới trung bình, có thể đáp ứng nhu cầu nước riêng lẻ theo chương trình cấp nước nông thôn. Tầng chứa nước này có tổng diện tích khoảng 1.168 km2(chiếm 34% diện tích toàn tỉnh), nằm ở độ sâu 90 – 120 m, một số khu vực được phát hiện có chứa hàm lượng Asen trong môi trường nước. Ranh giới giữa tầng I và II hầu như không trùng nhau, tầng I nước nhạt phân bố chủ yếu ở phía Bắc, ngược lại tầng II chủ yếu phân bố ở phía Nam và Đông Nam.

– Tầng chứa nước thứ III:độ khoáng hóa 1,9 – 3,47g/L, phân bố ở độ sâu 135 – 170 m, ở tầng trên N22bđã bị nhiễm mặn. Có tổng diện tích khoảng 848 km2chiếm 25% diện tích toàn tỉnh. Tầng này nằm ở độ sâu 140 – 150 m, phân bố ở khu vực Thường Phước (Hồng Ngự) và ở độ sâu 190 – 200 m, phân bố chủ yếu ở 3 khu vực: phía Đông Tam Nông, phía Đông Nam Tháp Mười và Lai Vung, đáy tầng có xu hướng chìm dần về phía Đông, Đông Nam và Tây Nam.

– Tầng chứa nước thứ IV:phân bố ở độ sâu 190 – 200 m, lưu lượng 14 – 26L/s,tổng độ khoáng hóa từ 0,5 – 0,6g/L, chất lượng nước tốt, loại hình nước Bicarbonat – Natri, có mức độ chứa nước phong phú, ổn định, là tầng triển vọng cấp nước trong khu vực. Tầng này có tổng diện tích khoảng 788 km2, chiếm 23% diện tích toàn tỉnh, phân bố rộng hơn và chiếm hầu hết khu vực rộng lớn phía Bắc gồm các huyện Tam Nông – Hồng Ngự – Tân Hồng khoảng 576 km2, khu vực dọc bờ trái sông Hậu thuộc các huyện Lấp Vò – Lai Vung khoảng 192 km2và một khu vực nhỏ phía Tây Cao Lãnh khoảng 20 km2. Tầng này nằm ở độ sâu 200 – 230 m ở các khu vực Thanh Bình – Mỹ Quý – Tháp Mười, Lấp Vò và ở độ sâu 250 – 270 m ở các khu vực Bắc Tràm Chim, Châu Thành. Đáy tầng có xu hướng chìm dần về phía Đông, Nam và Đông Nam.

Share This
COMMENTS
Comments are closed