Đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến vấn đề môi trường liên quan khi làm du lịch

Quy hoạch tổng thể phts triển kinh tế xã hội huyện đảo Phú Quốc đến năm 2020 được thực hiện trong không gian bao trùm toàn tỉnh và thực hiện trong thời gian dài.Quy hoạch này sẽ tác động với quy mô khác nhau, mức độ khác nhau tới các yếu tố tự nhiên kinh tế xã hội. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét đánh giá tác động từng thành phần của dự án đến vấn đề môi trường liên quan như sau.

  1. Quy hoạch phát triển đô thị và khu dân cư tập chung.

Theo quy hoạch dự án, đến năm 2015 tỉ lệ đô thị hóa đạt 40%, năm 2020 đạt 45-50%. Đến năm 2020 huyện đảo Phú Quốc trở thành đặc khu hành chính kinh tế trực thuộc TW và có bảy khu đô thị, trong đó có ba độ thị trung tâm chính bao gồm:

  • Khu đô thị trung tâm Dương Đông.
  • Khu đô thị cảng An Thới.
  • Khu đô thị khoa học.

Quy hoạch phát triển đô thị và khu dân cư tập chung huyện đảo Phú Quốc có tác động rất lớn đến tài nguyên môi trường vùng, đặc biệt môi trường đất, nước, không khí bị tác động mạnh nhất. dự kiến theo quy hoạch.

Tác động của quy hoạch đô thị đến các vấn đề môi trường liên quan chủ yếu bao gồm: ô nhiễm do nước thải đô thị, ô nhiễm do không khí đô thị và ô nhiễm do chất thải rắn đô thị:

  • Ô nhiễm do nước thải đô thị

Theo kết quả quy hoạchcủa dự án, đến năm 2015 tổng dân số khu vực đô thị tỉnh Kiên Giang là 120.000 người, đến năm 2020 là 240.000 người, theo chỉ tiêu cấp nước tại các đô thị thì đến năm 2015, 2020tổng nhu cầu cấp nước cho hoạt động đô thị có thểthấydiễn biến ô nhiễm do nước thải đô thị như trong bảngdưới:

Năm dựbáo

Dân số đôthị(người)

Tỷ lệ cấp(l/người/ngày)

Tổng lượngnước cấp( m3/ngày)

Lượng nước thảisinh hoạt( m3/ngày)

2008

30.000

100

3.000

2.400

2015

120.000

150

18.000

14.400

2020

240.000

150

36.000

28.800

Kết quả trêncho thấy rằng, đến năm 2015lưu lượng nước thải hàng ngày từ các đô thị dự kiến là khoảng14.400m3và được thải ra các nguồn tiếp nhận chính là: sôngDương Đông…Trong đó, tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt đô thị sẽ thải ra các nguồn tiếp nhận khoảng:12,9tấn SS;5,94tấn BOD5;11,22tấn COD;1,08tấn tổng N và0,3tấn tổng P. Đến năm 2020, dự báo lưu lượng nước thải đô thị hàng ngàysẽ tăng lên 2 lần so với mức phát thải của năm 2015, bằngkhoảng28.800m3vàthải lượng ô nhiễm hàng ngày do nước thải sinh hoạt đô thị vào năm 2020 như sau:25,8tấn SS;11,8tấn BOD5;22,44tấn COD;2,16tấn tổng N và0,6tấn tổng P.Như vậy, tổng cộng so sánh với mức phát thải của năm 2008 (2.400 m3), thì đến năm 2020 tổng lưu lượng và thải lượng ô nhiễm nước thải đô thị dự kiến sẽ tăng lên gấp khoảng 12 lần.

Đây sẽ là một trong những áp lực chính gây ô nhiễm và suy thoái chất lượng nguồn nước mặt tại các đô thị (các sông, hồ, kênh, rạch chảy qua các đô thị),ảnh hưởng tới khả năng sử dụng các nguồn nước mặt để cấp nước cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn.

Share This
COMMENTS
Comments are closed