Xa lộ Biên Hòa con đường của nhiều ký ức lịch sử

Được xây dựng vào năm 1959- 1961 do Mỹ đầu tư và công ty C.E.C thiết kế và thi công. Xa lộ rộng 21m, dài 31km từ cầu Điện Biên Phủ đến ngã tư Tam Hiệp- Biên Hòa và được đặt tên là xa lộ Biên Hòa. Trước năm 1975 Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng con đường này như một dường băng quân sự dã chiến phong khi sân bay Tân Sơn Nhất bị sự cố. Đến năm 1971 họ cho rằng xa lộ thuận lợi cho quân cách mạng đổ bộ tấn công sài Gòn nên đã cho xây dựng vạch ngăn cách giữa tim đường.

Năm 1984 nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội đã đổi thành xa lộ Hà Nội.
Năm 1998, cùng với dự án khôi phục quốc lộ 1A, xa lộ hà nội cũng được khôi phục và mở rộng và bàn giao cho chính phủ ViệtNamvào 20/1/1998. Hiện nay hai bên xa lộ mọc lên các khu vực dân cư sầm uất, khu vui chơi, giải trí thể thao, làng đại học, khu công nghiệp hiện đại…

Cầu Sài Gòn:

Cầu Sài Gòn (trước năm 1975 tên là cầu Tân Cảng) là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ(quận Bình Thạnh) với Xa lộ Hà Nội (Quận 2), Thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến khi đường hầm Thủ Thiêm được xây dựng xong thì đây vẫn là cửa ngõ chính để vào nội ô Thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Cầu được công ty Johnson Drake and Piper thi công từ tháng 11 năm 1958 đến ngày 28 tháng 6 năm 1961 thì hoàn thành. Cầu dài 986,12 m, gồm 32 nhịp, trong đó có 3 nhịp với chiều dài 267,45m. Cầu được sửa chữa 3 lần vào các năm 1995, 1996. Năm 1998, cầu được tiến hành nâng cấp và sửa chữa với tổng kinh phí 54 triệu franc từ nguồn vốn viện trợ của Pháp và đến tháng 6 năm 2000 thì hoàn thành. Sau khi nâng cấp, mặt cầu được mở rộng từ 19,63m lên 24m đạt tải trọng H30-XB80, có 4 làn xe, có tải trọng 32 tấn, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng cao của thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên cầu Sài Gòn đang xuống cấp và quá tải nên đang có dự án sẽ xây dựng cầu Sài Gòn 2 song song với cầu Sài Gòn.
Theo thiết kế, cầu Sài Gòn 2 có tổng chiều dài 1.518m, phần cầu dài 995m, chiều rộng cầu là 23,5m với 6 làn xe. Tổng vốn đầu tư của dự án hơn 2.430 tỷ đồng (mức đầu tư ban đầu dự kiến là 1.872 tỷ đồng). Tuy nhiên, hiện Sở GTVT đang thẩm định lại tổng vốn đầu tư này.
Đầu năm 2008, TP.HCM giao cho PMC nghiên cứu đầu tư dự án xây dựng cầu Sài Gòn 2 bằng hình thức BOT. Đến tháng 9/2009, chủ đầu tư khẳng định sẽ khởi công dự án. Sau đó, tháng 4/2010 lại một lần nữa dự án trễ hẹn vì vướng phương án hoàn vốn. Đến nay vẫn chưa có thông báo về thời gian thi công dự án này.

Share This
COMMENTS
Comments are closed