Ẩm thực – một phần của bản  sắc văn hoá dân tộc

Ẩm thực – một phần của bản sắc văn hoá dân tộc

Ăn là động tác của người hay động vật đưa một số thức ăn thích hợp vào cơ thể để nuôi các tế bào duy trì sự sống. Tất cả các động vật trong đó có con người – loài động vật siêu đẳng trên hành tinh đều tiêu hoá nhưng chỉ riêng mỗi con người mới có khái niệm ẩm thực.Có thể nói chuyện ăn uống của loài người dưới sự tiến hoá về mặt sinh học và sự phát triển của xã hội và sự phát triển của xã hội không chỉ dừng lại ở việc thoả mãn nhu cầu của “dạ dày” mà nó được nâng lên trở thành một nghệ thuật thưởng thức. Trong đó người tham gia tạo nên tác phẩm nghệ thuật là người thưởng thức và người tạo ra nó.Chính vì thế, ăn uống trở thành đặc điểm riêng biệt của từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia, đồng thời là kết tinh từ nhiều thế hệ. Để rồi những món ăn ngon đó được lưu truyền đến ngày nay, được bảo tồn, lưu giữ, thưởng thức như một di sản văn hoá. Trên cuộc hành trình tới mọi miền đất nước trên thế giới bạn sẽ được thưởng thức những món ăn , mỗi món ăn lại mang phong cách đặc trưng riêng cho từng quốc gia như ẩm thực Nhật Bản nghiêng về tính thẩm mĩ cao, ẩm thực Trung Hoa thiên về bồi bổ với những món cầu kì, ninh kĩ; ẩm thực Ấn Độ với gia vị cay. Nghệ thuật ẩm thực đã tạo nên nét khác biệt và bản sắc văn hoá của mỗi vùng đất nước. Điều này đã giúp nó “vô tình” trở thành một tài nguyên nhân văn. Người Trung Quốc cho rằng đi du lịch gồm 5 yếu tố đó là: thực, trú, hành, lạc, y. Đi du lịch là nếm những món ăn ngon, ở trong những căn phòng tiện nghi, đi trên những phương tiện sang trọng, vui chơi giải trí vui vẻ, có điều kiện mua sắm quần áo. Đối với hoạt động du lịch nghệ thuật ẩm thực đã trở thành một thành tố quan trọng là sức hút mạnh với khách du lịch.Người ta đi du lịch cũng là để thưởng thức các món ăn, lĩnh hội các món ngon miếng lạ khác với ngày thường. Từ các ăn uống phải theo một trình tự nhất định, tìm hiểu và thoả mãn sự tò mò ấy tạo cho ta thú thưởng thức, biết được các khẩu vị đặc trưng riêng của từng vùng miền.

Share This
COMMENTS
Comments are closed