Địa hình Phú Quốc- thuận lợi để phát triển du lịch

Vùng biển Phú Quốc cóđịa hình có phức tạp và bị chia cắt bởi các sông, rạch; nơi có địa hình cao nhất là phía Bắc đảo và thấp dần về phía Nam đảo.Phú Quốccó diện tích 574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.

Nền địa chất đảo huyện Phú Quốc là các loại sa thạch hoặc đá macma (Jura – Creta) chua hoặc trung tính như đá Granit, Granodiorit, Andezit. Thành tạo các macma này chủ yếu là thạch anh, biotit, hocblen. Các loại đất hình thành trên nền đá sa thạch và macma chua thường nghèo dinh dưỡng.

Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt:

– Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau

+ Nhiệt độ: cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5

+ Độ ẩm: có độ ẩm trung bình 78%.

+ Hướng gió: tốc độ gió trung bình 4,5 m/s, chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s.

– Mùa mưa: Mùa mưa mây nhiều, Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt 4000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.

+ Độ ẩm cao, từ 85 đến 90%

+ Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng.

Phú Quốc có 130 km bờ biển, 4 hướng là biển của vịnh Thái Lan, do địa hình phức tạp, núi bị chia cắt liên tục nên có nhiều suối rạch, lượng mưa tập trung trong mùa mưa, do các vùng đồng bằng thiếu thảm thực vật, cũng như các đập ngăn nước nên lượng nước mặt thường chảy nhanh, tạo ra sự bào mòn và rửa trôi đất mặt, mùa khô thường bị nhiễm mặn và khô cạn. Các rạch lớn như rạch Cửa Cạn, rạch Đầm, rạch Dương Đông, rạch Tràm … là nơi thoát nước ngọt ra biển và thường để nước mặn xâm nhập vào đảo trong mùa khô

Share This
COMMENTS
Comments are closed